Là loại cây thân thảo có vòng đời ngắn, chỉ cao khoảng 30 – 60cm có thể cao đến 1 mét. Toàn thân cây đều có lông trắng bao phủ, ít phân thành nhánh. Lá cây sương sáo thường mọc đối xứng nhau, phiến lá có hình trứng và thuôn dài ở ngọn; mép lá dày có hình răng cưa; có cuống lá dài khoảng 2 cm.
Hoa sương sáo thường mọc thành từng cụm ở ngọn; mỗi chùm dài khoảng 10 đến 13 cm. Mỗi chùm hoa đều được phủ một lớp lông mịn, có lớp lá bắc màu hồng nhạt. Hoa thường có màu hồng hoặc màu trắng. Quả nhẵn thuôn dài khoảng 0,7mm. Cây thường ra hoa vào mùa thu hoặc mùa đông, có thể thu hái quanh năm.

hình ảnh cây sương sáo
Cây sương sáo mọc ở đâu?
Cây sương sáo bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Châu Á, tập trung nhiều ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, cây mọc hoang ở các khu vực rừng núi, mãi về sau này nó mới được trồng tại các vùng đồng bằng lớn như đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ như Hậu Giang, An Giang (Châu Đốc).
Thu hái và chế biến cây sương sáo
Loại cây này có thể thu hái quanh năm nhưng tập trung chủ yếu là vào mùa mưa. Để làm thuốc, người ta sử dụng toàn bộ cây trừ rễ. Sau khi thu hái, thân và lá cây sẽ được mang đi rửa sạch sau đó phơi khô để làm thuốc hoặc nấu làm thạch ăn thanh nhiệt.
Thành phần hóa học của cây sương sáo tươi
Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học của loại cây này. Nhưng có một số chuyên gia cho biết trong thân và lá cây sương sáo có hoạt chất pectrin – là một hoạt chất tạo gel.
Khi nấu nước sương sáo và để nguội thì chất này sẽ làm nước đông lại tạo nên khối thạch đen làm thức uống giải khát, làm mát ngày hè nắng nóng. Khối thạch óng ánh này được người miền Nam gọi là sương sáo.

cây sương sáo khô
Cây sương sáo có tác dụng gì?
Theo y học của cổ truyền, sương sáo có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa được một số chứng bệnh như:
– Tác dụng của sương sáo giúp giảm cholesterol trong máu và chống lão hóa da hiệu quả.
– Giúp quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể hoạt động dễ dàng.
– Sương sáo có tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp cấp tính.
– Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp tính, bệnh đái tháo đường.
– Tác dụng của sương sáo chữa bệnh cảm mạo, huyết áp cao.
– Đặc biệt, nó còn là vị thuốc giúp điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Ở Trung Quốc, người dân sử dụng loại cây này với công dụng giúp giải cảm nắng, giải khát và giải nhiệt. Đồng thời, nó còn có thể điều trị bệnh vàng da, bệnh lỵ, các bệnh liên quan đến đường tiết niệu và lợi tiểu.
Tại Đài Loan và Indonesia, người dân thường sử dụng dược liệu này với mục đích điều trị chứng tiểu tiện không thông.